So sánh máy chặt xương bằng tay và máy cưa xương công nghiệp
HẢI MINH
Không thể phủ nhận nhờ ứng dụng máy cưa xương vào trong quá trình chế biến, người sử dụng có thể tiết kiệm kha khá thời gian và chi phí dành cho việc cắt xương và thực phẩm đông lạnh cũng như đảm bảo an toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình chế biến. Nếu xét theo nguyên lý hoạt động và cấu tạo, dụng cụ chặt xương này được phân thành hai loại là máy chặt xương bằng tay và máy cưa xương công nghiệp. Để phân biệt hai dòng máy này, hãy cùng HM Shop tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Phân biệt máy cắt xương heo cầm tay và công nghiệp
1. Nguyên lý hoạt động và cấu tạo
1.1. Máy chặt xương bằng tay
Máy có trọng lượng nhẹ, khoảng 20-25kg, gần bằng một nửa so với các dòng máy cưa xương mini công nghiệp. Tay cầm được nối với dao chặt. Khi nhấc tay cầm lên, dao chặt sẽ được nhấc lên và hình thành một khoảng trống với mặt bàn cắt. Để chặt xương, thực phẩm đông lạnh, bạn chỉ cần đặt nguyên liệu vào chỗ trống này và ấn thật mạnh tay cầm xuống cho đến khi lưỡi dao đã chặt đứt thực phẩm. Nhờ sự phối hợp giữa lực từ cánh tay của người vận hành và hệ thống trục dẫn hướng, máy chặt xương thủ công có thể dễ dàng cưa đứt các loại rau củ quả, xương thịt tươi sống và đông lạnh. Vì thế, nó được xem là một phiên bản nâng cấp của dao chặt xương truyền thống.
Máy cưa xương công nghiệp được trang bị bộ phận động cơ, có công suất lên tới hàng nghìn Watt cùng với một lưỡi cưa xương sắc bén. Thiết bị hoạt động bằng điện nên có khả năng hoạt động liên tục trong thời gian dài và cho hiệu suất làm việc lớn. Khi chặt xương bò, heo bằng máy cắt xương sử dụng động cơ, người dùng cần điều chỉnh độ căng lưỡi cưa sao cho phù hợp, khởi động công tắc và di chuyển thực phẩm đến vị trí lưỡi cưa bằng cần gạt xương.
Nguyên lý hoạt động và cấu tạo của máy cắt xương sử dụng động cơ
Dưới đây là những bộ phận chính của máy cắt xương công nghiệp:
Công tắc tắt/mở
Lưỡi cưa
Van chỉnh lưỡi cưa
Cần gạt đẩy xương
Thước chỉnh độ dày lát cắt
Bàn cắt
Động cơ
2. Ưu và nhược điểm của máy chặt giò heo thủ công và máy cưa xương công nghiệp
2.1. Máy cắt xương heo bằng tay
Máy cưa xương cầm tay có thể chặt được đa dạng các loại rau củ nông sản, thực phẩm tươi sống và đông lạnh. Tuy nhiên, để cắt thực phẩm đông lạnh, thiết bị cần sử dụng nhiều sức người và thời gian hơn. Thêm nữa, thành phẩm thu được vẫn bị vỡ vụn nhiều, có thể không được đồng đều do người sử dụng tự ước lượng độ dày lát cắt. Do đó, dòng máy này chỉ nên sử dụng khi thực phẩm cần cắt không quá cứng hay có số lượng không nhiều. Do hiệu suất hoạt động không bằng máy cưa xương bò, heo sử dụng động cơ nên dụng cụ chặt xương này được bán với giá thấp hơn, thường dao động khoảng 7.000.000 VNĐ. Một đặc điểm cần lưu ý của dòng máy này là lưỡi dao có thể tháo rời được. Khi dao bị cùn, bạn có thể tháo nó ra và mài lại cho sắc mà không cần thay thế lưỡi dao chặt mới một cách thường xuyên như khi thay lưỡi cưa của máy cắt xương công nghiệp. Máy cưa xương cầm tay phù hợp với những đối tượng sử dụng là hộ gia đình hay thương lái lẻ tẻ tại chợ. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng cho mục đích kinh doanh hay dùng sản phẩm để cắt nhanh đa dạng sản phẩm thì có thể cân nhắc các dòng máy cưa xương mini công nghiệp, có giá nhỉnh hơn từ 1-2 triệu đồng.
Một số dòng máy chặt giò heo thủ công phổ biến hiện nay như máy cưa xương bằng tay ST700, máy cắt xương heo bằng tay 200,...
2.2. Máy cưa xương công nghiệp
So sánh máy cưa xương công nghiệp và máy cưa xương thủ công
Một chiếc máy cưa xương heo công nghiệp có công suất 650W có thể cưa từ 20 - 200 kg xương/giờ, phụ thuộc vào tốc độ đẩy xương của người dùng. Vì thế, nó cho năng suất làm việc lớn, phù hợp để sử dụng cho mục đích kinh doanh. Thêm vào đó, sản phẩm thường được làm từ chất liệu kim loại cao cấp như inox, có thuộc tính bền, khả năng chịu lực, nhiệt và chống han gỉ tốt. Nhờ đó, tuổi thọ sản phẩm cao. Do được trang bị thêm thước điều chỉnh độ dày lát cắt nên người dùng có thể dễ dàng điều chỉnh độ rộng của các lát cắt và đảm bảo các lát cắt thành phẩm đồng đều về kích thước. Lưỡi cưa xương thịt đông lạnh thường được làm từ chất liệu thép không gỉ, đã được tôi qua nhiệt trước khi được lắp vào máy nên siêu sắc bén, cho những lát cắt ngọt, chính xác và ít bị vỡ vụn hơn máy cắt cá đông lạnh cầm tay.
Tuy vậy, nếu người dùng không cẩn thận, việc sử dụng dòng máy cắt xương ống bò đông lạnh này để chặt xương cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như:
Cháy nổ động cơ do máy hoạt động quá tải hay nguồn điện bị chập, cháy;
Lưỡi cưa đột ngột bị đứt nếu người dùng mua phải những sản phẩm kém chất lượng hay không thay thế lưỡi cưa mới khi sản phẩm cũ có dấu hiệu sứt hay mẻ.
Bên cạnh đó, trên lưỡi cưa xương inox của máy cưa thực phẩm có những răng cưa sắc bén giống như lưỡi cưa gỗ. Nếu dùng máy để cắt xương thịt tươi sống, vụn, gân, da của chúng dễ mắc vào răng cưa, khiến lưỡi cưa nhanh bị mòn và đứt. Bởi thế, bạn nên hạn chế sử dụng dụng cụ chặt xương bò, heo này với các loại thực phẩm tươi sống.
3. Tạm kết
Máy chặt xương bằng tay và máy cưa xương công nghiệp đều là những dụng cụ cắt xương và chặt thực phẩm đắc lực của những người đầu bếp và chế biến chuyên nghiệp. Dòng công nghiệp sẽ có năng suất làm việc và giá thành cao hơn dòng chặt xương thủ công. Nếu có nhu cầu đầu tư máy cưa thực phẩm cho quy mô sử dụng nhỏ, bạn có thể chọn mua những dòng máy cắt xương cầm tay và cưa xương mini công nghiệp có công suất nhỏ. Ngược lại, khi có nhu cầu ứng dụng máy trong quá trình chế biến tại những cơ sở chuyên nghiệp, có quy mô lớn và yêu cầu cao về năng suất và tính thẩm mỹ thì hãy tham khảo các dòng máy cưa xương công nghiệp. Bạn có thể tìm thấy các dòng máy cưa xương cầm tay và công nghiệp được săn lùng nhiều trên thị trường hiện nay tại https://haiminhshop.vn/may-cua-xuong-c1180.html.