Máy Đo Độ Dày

Chúng ta nghe nhiều về máy đo độ dày, đây là thiết bị được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động sản xuất, chế tạo thiết bị máy móc. Khi nào thì mua máy đo độ dày, cách thức sử dụng, bảo quản chúng sao cho hiệu quả? cùng xem những chia sẻ dưới đây của Hải Minh Shop để hiểu hơn về thiết bị này nhé!  

1. Máy đo độ dày là gì?

Máy đo độ dày sử dụng công nghệ sóng siêu âm truyền qua độ dày của vật liệu để xác định độ dày của vật liệu nhanh chóng, chính xác. Máy có khả năng đo độ dày của các vật liệu có cấu trúc ổn định như kim loại, nhựa, gốm, thủy tinh,... mà không phá hủy bề mặt của vật liệu cần đo cho kết quả chính xác với sai số nhỏ mang lại sự hài lòng cho người sử dụng.

2. Ứng dụng của máy đo độ dày

Thiết bị được ứng dụng trong đa dạng các lĩnh vực, ngành nghề, tiêu biểu phải kể đến như:
- Đo độ dày vật liệu, độ dày tường trong xây dựng 
- Đo độ dày của tấm kim loại trong công nghiệp xe hơi 
- Đo lớp phủ nhựa đúc trên các dụng cụ y tế.
- Máy đo độ dày siêu âm dùng để đo độ dày vàng, kim loại quý để hỗ trợ cho thợ kim hoàn.
- Đo độ dày bể chứa nhiên liệu, hóa chất để kiểm tra sự ăn mòn 

3. Máy đo độ dày có mấy loại?

Máy đo độ dày có nhiều mẫu mã nhưng chủ yếu được phân loại theo 2 cách dưới đây:

3.1. Phân loại máy đo độ dày theo công dụng

- Máy đo độ dày kim loại: Thường được sử dụng để đo độ dày của thiết bị, máy móc, sản phẩm... thông qua kết quả đo được người ta có thể đánh giá được chất lượng, độ bền cũng như độ cứng của sản phẩm đó.
- Máy đo độ dày lớp phủ: Thiết bị chuyên dùng để đo độ dày lớp phủ bên ngoài bề mặt thiết bị như lớp sơn phủ, lớp sơn màng. Qua đây người ta có thể đánh giá được khả năng bảo vệ và chống oxi hóa của máy. 

3.2 Phân loại máy theo phương pháp đo

- Thiết bị đo độ dày siêu âm: Thiết bị sử dụng sóng âm thanh để đo độ dày của mẫu vật. Thông qua lượng thời gian cần thiết để âm thanh truyền qua từ mẫu và quay lại thiết bị đo, máy sẽ trả kết quả đo chính xác. Máy đo độ dày siêu âm dễ sử dụng, khả năng đo chính xác, cách đo này không phá hủy mẫy nên thiết bị được lựa chọn và sử dụng phổ biến hiện nay. 
- Thiết bị đo độ dày lớp phủ bằng phương pháp tính từ: Được thiết kế chuyên dùng để đo độ dày lớp phủ tính từ và không tính từ trên các vật liệu kim loại như: thép, có thể đo được cả vật liệu không chứa sắt như: nhựa, đồng thau, nhựa đức, máy khoan, tay cầm dụng cụ...

4. Hướng dẫn sử dụng máy đo độ dày vật liệu

- B1: Lựa chọn đầu dò cảm biến phù hợp với vật liệu cần đo
- B2: Tiến hành h
iệu chỉnh máy.
- B3: 
Bật nguồn cho thiết bị.
- B4: Với những dòng máy không có tính năng tự động nhận diện vật liệu, v
ào menu để chọn loại vật liệu cần đo.
- B5: 
Đặt đầu dò cảm biến lên bề mặt vật cần đo, nhấn nút đo. 
- B6: 
Tiến hành đọc và ghi kết quả đo được hiển thị trên màn hình 
- B7: 
Tắt nguồn máy, tháo pin và bảo quản theo hướng dẫn sau khi kết thúc quá trình đo 

5. Cách bảo quản máy đo độ dày hiệu quả 

- Hạn chế các va chạm để tránh gây ảnh hưởng đến máy.
- Vệ sinh máy ngay sau khi sử dụng, bảo quản thiết bị ở những nơi khô ráo, tránh ẩm ướt 
- Nên sử dụng hộp hoặc túi đựng đi kèm để di chuyển máy
- Nên tháo pin mát ra nếu không
 sử dụng máy trong thời gian dài tránh tình trạng dịch pin làm hỏng thiết bị.

6. Đơn vị cung cấp máy đo độ dày chính hãng 

Hải Minh Shop tự hào là đơn vị được nhiều doanh nghiệp, cá nhân tin tưởng lựa chọn để mua máy đo độ dày và cho phản hồi tốt. Quý khách cần tư vấn gọi ngay cho Hải Minh để được mua hàng chính hãng với giá tốt nhất nhé! 

Gọi ngay Chat với chúng tôi qua Zalo