Không có máy đo ph có xác định chỉ số ph được không?

Câu trả lời là chắc chắn có!
Câu hỏi đặt ra là nếu trước kia công nghệ chưa phát triển, máy đo độ pH chưa ra đời vậy thì xác định chỉ số pH như thế nào được?
Ngoài sử dụng máy đo pH có rất nhiều cách để xác định chỉ số pH như sử dụng chất chỉ thị màu, sử dụng giấy quỳ tím, dung dịch đổi màu hay sử dụng điện cực hydro,… Sau đây Siêu thị Hải Minh sẽ giới thiệu chi tiết hơn đến bạn tại bài viết “Không có máy đo ph có xác định chỉ số ph được không? cùng theo dõi nhé!

KHÔNG CÓ MÁY ĐO PH CÓ XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ PH ĐƯỢC KHÔNG

Các cách xác định chỉ số pH không cần tới máy đo pH

1. Sử dụng chất chỉ thị PH

Đây là phương pháp xác chỉ số PH đơn giản được sử dụng từ rất lâu và khá phổ biến. Chất chỉ thị màu có 2 dạng chính là dạng dung dịch và dạng giấy tẩm.
Với dạng dung dịch, người ta thường thêm trực tiếp vào lượng nhỏ dung dịch sau đó tiến hành quan sát sự biến đổi màu sắc. Cuối cùng tiến hành so sánh với màu chuẩn để xác định khoảng pH dung dịch
Với dạng giấy tẩm, cho một giọt dung dịch lên giấy tẩm hoặc nhúng trực tiếp vào dung dịch cần kiểm tra sau đó rút ra và so sánh màu sắc giấy với màu chuẩn để xác định khoảng pH.
Tuy cách này khá đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp nhưng độ chính xác lại không cao, sai số lớn.

Xác định chỉ số pH bằng chất chỉ thị pH, giấy quỳ

2. Sử dụng giấy qùy tím

Nhắc đến kiểm tra pH không thể không nhắc đến giấy quỳ tím. Phương pháp này vừa đơn giản vừa ít tốn kém. Người dùng chỉ cần nhúng giấy quỳ vào dung dịch cần kiểm tra sau đó đối chiếu với bảng màu. Nếu giấy quý chuyển sang màu đỏ dung dịch có tính axit (pH <7), nếu giấy quỳ chuyển sang màu xanh dung dịch có tính kiềm (pH >7) còn giấy quỳ không đổi màu có nghĩa dung dịch có tính trung tính (pH = 7). Mỗi màu sẽ tương ứng với một giá trị pH khác nhau do đó người dùng có thể dựa vào đó để xác định khoảng pH.
Nhược điểm của phương pháp này là chúng ta không thể đo chính xác chỉ số pH, giá trị trả về chỉ mang tính tương đối, độ chính xác thấp.
Ngoài 2 cách đo phổ biến này thì còn các cách như sử dụng điện cực Hydro hay điện cực Quihydron tuy nhiên các cách này không được phổ biến lắm.
Với phương pháp sử dụng điện cực hydro thì khá sự phức tạp và chi phí cao, thao tác với khí hydro khá bất tiện.
Với phương pháp sử dụng điện cực Quihydron, tuy cách thức sử dụng đơn giản nhưng lại không áp dụng được khi trong dung dịch có các chất có tính oxy hóa hay tính khử. Phương pháp này cũng không sử dụng được cho dung dịch có độ pH cao hơn 8.

Nên sử dụng phương pháp nào để đo pH

Giải pháp đơn giản nào cho việc xác định độ pH?

Có nhiều cách để xác định chỉ số pH nhưng để nói về độ nhanh, nhạy, tiện lợi và chính xác thì vẫn rất cần tới máy đo pH.
Máy đo pH hiện có 3 loại chính là bút đo pH, máy đo pH cầm tay và để bàn. Với dòng bút đo, dòng này có kích thước rất nhỏ gọn, thường sử dụng pin sạc hoặc pin than. Máy dễ sử dụng, đem đến sự tiện lợi và tính cơ động cao. Dòng máy đo pH cầm tay và để bàn thì thường đa chức năng và được tích hợp nhiều tính năng thông minh hơn, thiết bị đáp ứng yêu cầu cao hơn trong công việc.
Máy đo pH hiện được sử dụng nhiều và được ứng dụng ở tất cả các lĩnh vực từ đời sống sinh hoạt đến sản xuất nuôi trồng, chế biến hay trong nghiên cứu, thí nghiệm,….

xác định chỉ số ph bằng máy đo ph

Nên sử dụng phương pháp nào để đo pH

Tốt nhất chưa phải là phù hợp nhất vậy nên việc sử dụng phương pháp nào để xác định chỉ số pH phụ thuộc vào nhu cầu và yêu cầu công việc của bạn.
Nếu bạn chỉ cần kiểm tra tính chất của dung dịch, độ mạnh yếu của axit hay bazo thì chất chỉ thị Ph hay giấy quỳ là sự lựa chọn phù hợp, vừa nhanh vừa tiện lại tiết kiệm chi phí.
Trong khi đó, nếu công việc yêu cầu cao về tính chính xác cũng như tính linh hoạt thì một chiếc máy đo Ph sẽ là sự đầu tư hợp lý hơn.
Qua bài viết “Không có máy đo ph có xác định chỉ số ph được không?” chắc hẳn bạn đã có câu trả lời. Hi vọng với những chia sẻ của Hải Minh sẽ giúp bạn hiểu hơn về các phương pháp đo Ph và có sự lựa chọn phù hợp nhất cho nhu cầu và công việc của mình nhé!
Gọi ngay Chat với chúng tôi qua Zalo